Trải qua 5 năm tổ chức, từ hàng nghìn dự án của các học sinh, sinh viên đến từ các địa phương, Trường Đại học, Cao đẳng, Ban tổ chức Cuộc thi cấp Trung ương đã nhận được tổng số: 1.670 dự án đến từ các cơ sở đào tạo. Hiện tại nhiều dự án của học sinh sinh viên đã được thành lập doanh nghiệp hoặc được các doanh nghiệp lớn mua lại để đưa vào sản xuất đại trà.
TS. Ngô Thị Minh - Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (phía bên trái) và ông Trần Văn Đạt - Quyền Vụ trưởng Vụ CTCTHSSV (phía bên phải) trao bằng khen cho trường Đại học Công Thương TP.HCM
Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh (HUIT) là đơn vị đào tạo đại học công lập trực thuộc Bộ Công Thương, trải qua hơn 40 năm hình thành và phát triển, thương hiệu và uy tín Nhà trường không ngừng được cũng cố, khẳng định trong phạm vi cả nước và vươn tầm khu vực, quốc tế. Trong những năm gần đây, HUIT đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên con đường phát triển trở thành trường đại học Đổi mới sáng tạo, trong đó phong trào khởi nghiệp trong sinh viên (SV) là điểm nhấn nổi bật của Nhà trường.
Từ năm 2017, HUIT bắt đầu triển khai các hoạt động ĐMST&KN trong toàn trường, với mục tiêu ươm mầm tinh thần doanh chủ trong mỗi SV, tạo tiền đề trở thành người lao động có tâm thế khởi nghiệp, có chuyên môn cao, sử dụng các công cụ hiện đại, có kỹ năng và thái độ phù hợp để phát triển sự nghiệp và bản thân trong tương lai. Qua hơn 5 năm triển khai Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”, Nhà trường đã đạt được nhữ kết quả nổi bật như: tổ chức hơn 50 sự kiện workshop thu hút hơn 22.000 lượt SV tham gia; tổ chức các lớp TOT bồi dưỡng cho 300 giảng viên nguồn; tổ chức 90 lớp tập huấn, đào tạo cho 4.489 sinh viên; xây dựng học phần ĐMST&KN vào chương trình giảng dạy chính khoá; khơi tạo và cho ra hơn 1000 ý tưởng khởi nghiệp; Xây dựng triển khai hiệu quả các CLB Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, CLB mentoring, Mạng lưới cán bộ hỗ trợ khởi nghiệp trong toàn trường; tổ chức 04 lần cuộc thi sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp cấp trường với gần 200 dự án tham gia và hơn 20.000 SV quan tâm; có 20 dự án tham gia 04 cuộc thi khởi nghiệp cấp khu vực, kết quả 01 dự án top 50, 01 dự án vào TOP 25, 01 dự án vào TOP 12 chung kết, 01 dự án đạt giải III, 01 giải nhì, 15 giải khuyến khích; có 14 dự án tham gia 03 cuộc thi khởi nghiệp cấp bộ/cấp quốc gia, kết quả 01 dự án top 50, 01 dự án TOP 20, 01 dự án TOP 15, 01 dự án TOP 10, 01 dự án giải III và 01 giải bình chọn; có 03 dự án được triển khai thực tế.
Để triển khai thành công hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp, nhận thức và hành động của lãnh đạo Nhà trường đóng vai trò rất quan trọng. Có thể khẳng định với sự định hướng và cam kết của lãnh đạo Nhà trường đã tạo nền tảng và động lực thúc đẩy tích cực cho hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp trong thời gian qua, bà Hoàng Thị Thoa nói.
Những chính sách và hành động cụ thể cho hoạt động đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp của Trường Đại học Công Thương TP.HCM đã mang lại những thành tựu đáng kể. Hoạt động khởi nghiệp của sinh viên nhà trường có những bước phát triển rất mạnh mẽ.
Sau những cuộc thi khởi nghiệp, nhiều dự án đã phát triển thành lập doanh nghiệp và tung sản phẩm ra thị trường. Tiêu biểu năm học 2021-2022, dự án “Nghiên cứu phát triển sản phẩm bọt tắm từ xà phòng hóa dầu dừa” phát triển thành Công ty TNHH The Pola Foam với các dòng mỹ phẩm, dầu gội từ dầu dừa. Năm học 2022 -2023, Có 02 dự án của trường được đầu đầu tư triển khai thực tế: “Hệ thống giáo dục ảo Metaverse”; “Symcocha - Dòng sản phẩm trà lên men Kombucha từ vỏ hạt cacao, mật hoa dừa và trái cây Việt Nam”. Năm học này (2023 – 2024), nhà trường tiếp tục hỗ trợ ươm tạo các dự án tiềm năng triển khai thực tế sau cuộc thi cấp trường và các cấp.
Những dự án nổi bật của Nhà trường đã được các doanh nghiệp đầu tư và triển khai có thể kể đến như:
Dự án “SYMCOCHA là Dòng sản phẩm trà lên men kombucha từ vỏ hạt cacao, mật hoa dừa và trái cây Việt Nam” của sinh viên HUFI đạt TOP 20 chương trình khởi nghiệp quốc gia 2022; Giải 3 và giải bình chọn cuộc thi SV.Startup lần V do Bộ GD&ĐT tổ chức đã được Công ty TNHH Nước ép Phúc Hà đóng vai trò sản xuất thương mại hoá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Nhóm tác giả dự án “SYMCOCHA” cùng PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn – Chủ tịch Hội đồng trường cùng đại diện Công ty TNHH Nước ép Phúc Hà ký kết chuyển giao công nghệ.
Dự án Hệ thống giáo dục ảo Metaverse (Metaverse) giải 3 cấp trường, TOP 10 chương trình phát triển dự án khởi nghiệp quốc gia năm 2022 đã nhận được đầu tư 400.000USD từ Công ty Cổ phần Công nghệ Tessa.
Nhóm tác giả dự án Metaverse
Với sự cố gắng và phấn đấu không ngừng , sau 5 năm Nhà trường đã vinh dự được nhận bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác Triển khai Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025”. Đây là một dấu hiệu đáng mừng khi hoạt động động đổi mới sáng tạo tại Nhà trường đã có được sự ghi nhận từ Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
ThS. Hoàng Thị Thoa – Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo và Khởi nghiệp HUIT
Mong rằng trong thời gian tới, thầy và trò của Trường Đại học Công Thương TP. Hồ Chí Minh sẽ có thêm nhiều dự án trong hoạt động Đổi mới sáng tạo và Khởi nghiệp để góp phần tạo những giá trị dành cho đất nước và xã hội. Đó là mục tiêu chính trong hành trình xây dựng hệ sinh thái Khởi nghiệp ở HUIT nói riêng và Việt Nam nói chung.
Ban biên tập website HUIT
TT TS&TT
Xem thêm :