Trong những năm gần đây ảnh hưởng của Trung Quốc lên thương mại toàn cầu đã và đang lớn mạnh một cách nhanh chóng, nhất là trong lĩnh vực công nghệ cao. Làn sóng đầu tư của Trung Quốc trải đều cho tất cả các quốc gia trên mọi lĩnh vực của cuộc sống, trong đó có Việt Nam. Nhu cầu về lao động biết tiếng Trung ngày càng kham hiếm và thị trường lao động cung không đủ cầu cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư Trung Quốc. Để giúp cho các bạn học sinh THPT định hướng nghề nghiệp của mình trong tương lai, chúng tôi có cuộc trao đổi với thạc sĩ Trần Tín Nghị, Trưởng khoa Ngoại ngữ trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh xoay quanh vấn đề trên.
Thạc sĩ Trần Tín Nghị, Trưởng khoa Ngoại ngữ trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh
PV: Xin thầy cho biết về xu thế nhu cầu nhân sự lao động biết tiếng Trung hiện nay ra sao?
Ths. Trần Tín Nghị: Trước kia, Trung Quốc được xem như là công xưởng thế giới, các xí nghiệp, các nhà máy Trung Quốc hiện được xây dựng với hệ thống trụ sở khắp các nước từ Á sang Âu. Ngày nay Trung Quốc đang dẫn đầu về công nghệ 5G và thiết bị di động và đang mở rộng thị trường sang các nước lân cận trong khu vực châu Á khi tình hình căng thẳng trong quan hệ kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc không có dấu hiệu hạ nhiệt. Ngoài ra, Trung Quốc là đối tác đầu tư lớn ở Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, du khách tới Việt Nam hàng tháng để du lịch, giao thương rất lớn. Như vậy cơ hội việc làm cho nhân sự biết tiếng Trung với người Việt rất cao, đặc biệt trong những năm tới. Theo tôi xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế trong mọi lĩnh vực, việc học sinh lựa chọn học ngôn ngữ Trung Quốc hiện nay càng nhiều là đánh dấu chuyển biến cho xu thế đó. Chính vì thế, ngành Ngôn ngữ Trung Quốc là ngành học đầy tiềm năng dành cho các bạn yêu thích ngôn ngữ và văn hóa Trung Hoa.
PV: Thầy đề cập đến ngành Ngôn ngữ Trung quốc, vậy thầy có thể giới thiệu ngắn gọn về ngành học này?
Ths. Trần Tín Nghị: Ngôn ngữ Trung Quốc là ngành học nghiên cứu chuyên sâu về ngôn ngữ Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, và xã hội. Bên cạnh đó các em được trang bị những kiến thức về chuyên môn về thương mại, giảng dạy, biên phiên dịch trên nền tảng ngôn ngữ Trung Quốc.
Học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc các em cần những tố chất và kỹ năng gì?
Ths. Trần Tín Nghị: Đối với bất kỳ ai cũng thế, muốn học tốt một ngoại ngữ nào đó, trước tiên bạn cần có sự yêu thích đặc biệt với loại ngôn ngữ đó, học ngôn ngữ Trung Quốc cũng không ngoại lệ, được coi là một trong những ngôn ngữ cổ xưa nhất trên thế giới, để học tốt nó ngoài sự siêng năng, chăm chỉ ra, thì bạn nên có sự say mê yêu thích văn hóa, lịch sử Trung Quốc.
Sau khi tốt nghiệp xong sinh viên học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc ra trường sẽ làm ở những lĩnh vực nào? và làm ở đâu?
Ths. Trần Tín Nghị: Sau khi tốt nghiệp sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước, các viện nghiên cứu liên quan đến ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc như: sở ngoại vụ, tổng lãnh sự quán Trung Quốc, các cơ quan đại diện, văn phòng thương mại, của Trung Quốc tại Việt Nam, hoặc làm nhân viên văn phòng, phiên dịch viên, chuyên viên dịch thuật, trợ lý, thư ký cho các văn phòng cho các cơ quan truyền thông báo chí, các công ty doanh nghiệp Trung Quốc, nhà hàng, khách sạn. Đặc biệt với chuyên ngành Giảng dạy tiếng Trung các em có thể giảng dạy tại các trường tiểu học, THCS, THPT, trung tâm ngoại ngữ hoặc các cơ sở giáo dục có đào tạo tiếng Trung. Ngoài ra, rất nhiều cơ hội việc làm cần đến các sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Trung Quốc như các dịch vụ du lịch, lữ hành, nhà hàng – khách sạn, tài chính – ngân hàng,…
Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường không thưa thầy?
Ths. Trần Tín Nghị: Cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung Quốc sẽ được phát triển những kỹ năng học tập và nghiên cứu cần thiết để có thể tiếp tục học tập hoặc nghiên cứu chuyên sâu hơn trong các chuyên ngành: Ngôn ngữ học & ứng dụng ngôn ngữ học; văn hóa Trung Quốc; lịch sử Trung Quốc; văn học Trung Quốc; triết học Trung Quốc; giảng dạy tiếng Trung Quốc hoặc các ngành nghề đòi hỏi kỹ năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ Trung Quốc.
Học sinh đến tìm hiểu ngành nghề tại gian hàng của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Học sinh sau khi tốt nghiệp THPT muốn học ngành Tiếng Trung có nhất thiết phải biết Tiếng Trung?
Học sinh tốt nghiệp THPT học ngành tiếng Trung không cần phải biết tiếng Trung. Chẳng hạn như ngành Ngôn ngữ Tiếng Trung của Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh được thiết kế để cho các em bắt đầu học từ đầu về Tiếng Trung.
PV: Nếu là sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc thì các em sẽ học những gì?
Ths. Trần Tín Nghị: Trong chương trình đào tạo đại học chính quy, sinh viên sẽ được tiếp cận với các môn học như: tiếng Trung tổng hợp nhằm phát triển 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết từ trình độ sơ cấp đến cao cấp. Ngoài ra sinh viên còn được học các môn chuyên ngành như kinh tế Trung Quốc lược sử Trung Quốc, chuyên đề về văn hóa Trung Quốc; chuyên đề về phân tích lỗi ngữ pháp thường gặp, trrích giảng văn học Trung Quốc; đất nước học Trung Quốc, giáo học pháp, lý thuyết dịch; kỹ năng biên dịch; kỹ năng phiên dịch; biên dịch nâng cao, phiên dịch nâng cao. giao tiếp thương mại, viết thương mại, đọc hiểu thương mại, tiếng Hán Du lịch v.v...
PV: Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TpHCM xét tuyển bằng phương thức nào thưa thầy?
Để xét tuyển vào ngành Ngôn ngữ Trung Quốc tại Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp HCM bạn có thể xét tuyển bằng các phương thức sau:
Phương thức 1: Xét tuyển theo kết quả kỳ thi THPT Quốc gia
Phương thức 2: Xét tuyển theo tổ hợp 3 môn của học bạ lớp 12
Phương thức 3: Xét tuyển bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM
Phương thức 4: Xét tuyển thẳng Đại học
Tổ hợp môn xét tuyển ngành Ngôn ngữ Trung Quốc gồm: A01, D01, D09, D10
Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp HCM đã có ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, nếu bạn yêu thích, mong muốn lựa chọn, theo đuổi ngành học này, nếu các bạn muốn tìm hiểu đất nước có nền văn minh cổ xưa nhất trên thế giới này, thì hãy nhanh chóng lựa chọn cho mình ngành Ngôn ngữ Trung Quốc nhé.
Xem thêm :