Sáng ngày 09/11/2024, tại Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Lễ tổng kết Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ và sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2024 do Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Khoa học & Công nghệ, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Quỹ hỗ trợ Sáng tạo Kỹ thuật Việt Nam phối hợp tổ chức.
Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2024 đã thu hút 95 cơ sở giáo dục đại học tham gia với 536 đề tài thuộc 06 lĩnh vực (1.Khoa học Tự nhiên; 2.Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ; 3.Khoa học Y - Dược; 4.Khoa học Nông nghiệp; 5.Khoa học Xã hội; 6.Khoa học Nhân văn). Vòng Chung khảo và Lễ tổng kết diễn ra tại Trường Đại học Sư Phạm Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 07/11/2024 đến ngày 09/11/2024 với 106 đề tài đến từ 46 cơ sở giáo dục đại học.
Toàn cảnh buổi Lễ tổng kết
Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh (HUIT) đã xuất sắc đạt 04 giải Nhì lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và Công nghệ, 03 giải Ba trong đó 02 giải thuộc lĩnh vực Khoa học Xã hội, 01 giải thuộc lĩnh vực Khoa học Nhân văn và 03 giải Khuyến Khích trong đó có 01 giải thuộc lĩnh vực Khoa học Tự nhiên, 02 giải thuộc lĩnh vực Khoa học Nông nghiệp.
Xin chúc mừng các sinh viên, giảng viên hướng dẫn đã đạt thành tích xuất sắc trong Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2024:
Đề tài “Nghiên cứu thu nhận chitin từ vỏ tôm với sự hỗ trợ của dung môi eutectic sâu và bước đầu ứng dụng vào bảo quản chuối” của nhóm sinh viên: Nguyễn Tấn Đạt, Huỳnh Lê Thanh Ngân, Nguyễn Dương Thiên Tú, Quách Lê Anh Tuấn; Giảng viên hướng dẫn: ThS. Trần Chí Hải - Khoa Công nghệ Thực phẩm xuất sắc đạt giải Nhì lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và Công nghệ.
Nhóm sinh viên HUIT được vinh danh giải Nhì lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và Công nghệ và nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo
Việt Nam là một trong các nước xuất khẩu tôm hàng đầu trên thế giới, lượng vỏ tôm thải ra hằng năm gây ô nhiễm môi trường nghiệm trọng. Vỏ tôm là nguồn nguyên liệu cực kì tốt để có thể thu nhận chitin. Thông thường, chitin được thu nhận bằng phương pháp truyền thống là sử dụng acid mạnh và kiềm không thân thiện với môi trường. Với sự phát triển của công nghệ xanh, dung môi eutectic sâu đã và đang ứng dụng trên thế giới vào việc thu nhận chitin từ vỏ giáp xác. Nhóm nghiên quá trình thu nhận chitin với sự hỗ trợ dung môi eutectic sâu và bước đầu ứng dụng bảo quản chuối. Chitin thành phẩm độ tinh khiết đạt được 99,22% và độ deacetyl hoá đạt 91,65% cao hơn so với phương pháp truyền thống. Bên cạnh đó bước đầu ứng dụng bảo quản chuối cũng mang lại những kết quả khả quan khi cải thiện đáng kể khả năng bảo quản chuối. Điều này hứa hẹn việc tạo ra các sản phẩm chitin/chitosan thân thiện với môi trường, có tác dụng bảo quản nông sản từ nguyên liệu vỏ tôm.
- Đề tài “Nghiên cứu xác định thành phần hoạt chất và đánh giá độ an toàn của chiết xuất giàu hoạt tính sinh học từ chuối hột” của nhóm sinh viên: Ngô Thị Huyền Trang, Hồ Lê Bảo Ngọc, Lê Thị Thanh Ngân, Trần Khánh Linh, Hà Thị Minh Thư; Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Thị Ngọc Nhơn - Khoa Công nghệ Thực phẩm xuất sắc đạt giải Nhì lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và Công nghệ.
Đề tài đã tiến hành xác định các thành phần và đánh giá độ an toàn trên mô hình chuột của chiết xuất từ cây chuối hột Musa balbisiana. Chiết xuất thu nhận được có nhiều hoạt tính sinh học tốt như hoạt tính kháng oxy hóa, khả năng kháng khuẩn, mốc, khả năng ức chế các loại enzyme tyrosinase, xanthine oxidase và lipase, khả năng hạ đường huyết trên enzyme a-amylase và a-glucosidase. Các hoạt tính này đều cho thấy chiết xuất hạt và củ thể hiện khả năng ức chế tốt hơn so với các bộ phận khác. Qua thử nghiệm độc tính cấp và độc tính bán trường diễn, hạt và củ đều không cho thấy có sự bất thường nào đối với các lô chuột nên đây là hai chiết xuất tương đối an toàn. Đây cũng là cơ sở cho các nghiên cứu liên quan tiếp theo cũng như làm tiền đề phát triển sản phẩm, ứng dụng vào thực phẩm chức năng hoặc dược phẩm để tạo ra sản phẩm tốt cho sức khỏe.
- Đề tài “Đa dạng hóa một số sản phẩm từ trái thanh long Bình Thuận” của nhóm sinh viên: Trương Bảo Ngọc, Lê Hạnh Uyên, Nguyễn Ngọc Kim Ngân, Phạm Hoàng Tiến Khang, Ngô Thị Kim Trân; Giảng viên hướng dẫn: TS. Phạm Văn Thịnh - Khoa Công nghệ Thực phẩm xuất sắc đạt giải Nhì lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và Công nghệ.
Nghiên cứu đã xây dựng chỉ tiêu hóa lý và các hoạt chất sinh học có trong bốn loại thanh long hiện có của Bình Thuận bao gồm thanh long ruột đỏ, thanh long ruột trắng vỏ vàng, thanh long ruột trắng và thanh long ruột tím hồng. Nghiên cứu đã xác định được ảnh hưởng của pH, nhiệt độ, thời gian tới khả năng thủy phân pectin có trong trái thanh long bằng enzyme pectinase. Xác định được điều kiện về kỹ thuật lên men. Nghiên cứu đã tìm ra được tỉ lệ dịch ép, tỉ lệ nước pha, hàm lượng xanthangum, thời gian hấp, thời gian chiên và nhiệt độ chiên phù hợp giúp làm chín sợi mì, cho cấu trúc sợ mì giòn, dai, màu sắc đẹp nhưng không ảnh hưởng tới màu sắc đặc trưng của sản phẩm mì thanh long.
- Đề tài “Ứng dụng nam châm vào thiết kế trang phục dành cho người lớn tuổi ở Việt Nam” của nhóm sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc Trinh, Cao Phương Trâm, Trương Thị Hà; Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Thị Anh Đào, ThS. Ngô Hoài Quang Trung - Khoa Công nghệ may và Thời trang xuất sắc đạt giải Nhì lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và Công nghệ.
Nhóm sinh viên HUIT được vinh danh Giải Nhì lĩnh vực Khoa học kỹ thuật và Công nghệ và nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo
Đề tài xuất phát từ thực tế người cao tuổi Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong việc mặc trang phục. Nghiên cứu đã cải tiến chiếc áo bằng cách ứng dụng nam châm vào nẹp với chất liệu và phom dáng phù hợp người già. Các thử nghiệm trên thiết bị và trên người tình nguyện cho thấy áo nam châm mặc và cởi thoải mái, nhanh gần ba lần so với áo thông thường. Nẹp nút nam châm có độ bám dính tốt tương đương các loại nút bấm kim loại truyền thống. Nghiên cứu này rất có ý nghĩa vì giúp nâng cao chất lượng đời sống người cao tuổi. Từ các kết quả của đề tài, nhóm sinh viên đã công bố thành công bài báo “Khảo sát tính thẩm mỹ và độ bám dính của các loại nam châm ứng dụng trong may trang phục” trên tạp chí Tạp chí Khoa học Đại học Công Thương và được sự ủng hộ của Hội người cao tuổi ở địa phương.
- Giải Ba lĩnh vực Khoa học Xã hội thuộc về nhóm sinh viên: Biện Quốc Thịnh, Nguyễn Thị Tuyết, Trần Thanh Trúc, Trần Ngọc Kim Ngân, Huỳnh Thị Kim Vàng; Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Kim Loan - Khoa Tài chính Kế toán với đề tài “Ảnh hưởng của kế toán xanh, trình độ chuyên môn tài chính kế toán của CEO đến hiệu quả tài chính: Bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam”.
- Giải Ba lĩnh vực Khoa học Xã hội thuộc về nhóm sinh viên: Võ Thị Kim Thư, Nguyễn Thị Diễm Quỳnh; Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Hoàng Ngọc, ThS. Nguyễn Lương Ngân - Khoa Quản trị Kinh doanh với đề tài “Tác động không đồng nhất của chuyển đổi số và chất lượng thể chế đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam”.
- Giải Ba lĩnh vực Khoa học Nhân văn thuộc về nhóm sinh viên: Nguyễn Minh An; Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Tín Nghị - Khoa Ngoại ngữ với đề tài “Application of ChatGPT in Improving Writing Skills and Developing Critical Thinking Through 'English Writing 1' Course: An Analysis Through Personal Experiences”.
- Các giải Khuyến khích:
1. Đề tài “Nghiên cứu ứng dụng vi sóng kết hợp enzyme pullulanase làm giàu hàm lượng tinh bột kháng tiêu hoá trong quy trình sản xuất tinh bột gạo và ứng dụng trong chế biến thực phẩm” - Nguyễn Thị Thanh Tú, Trần Võ Quốc Huy, Cao Thị Như Ý, Đỗ Kinh Kha, Nguyễn Hữu Nguyên; Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Hoàng Anh - Khoa Công nghệ Thực phẩm.
2. Đề tài “Nghiên cứu thu nhận và đánh giá hoạt tính sinh học của chiêt xuất giàu lectin từ rong Chaetomorpha aerea” - Trương Nguyễn Việt Ngân, Phạm Trúc Quỳnh, Nguyễn Quốc Kiệt, Cao Thị Trúc Ngân, Ngô Phương Thảo; Giảng viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thảo Minh, ThS. Hoàng Thị Ngọc Nhơn - Khoa Công nghệ Thực phẩm.
3. Đề tài “Nghiên cứu quy trình chiết xuất hoa kim ngân (Lonicera japonica Thunb.) và ứng dụng tạo sản phẩm serum dưỡng da hỗ trợ ngăn ngừa mụn” Đỗ Xuân Dương, Phan Thị Như Bình, Lê Tuấn Dỹ, Nguyễn Lâm Duy; Giảng viên hướng dẫn: ThS. Lê Thúy Nhung - Khoa Công nghệ Hóa học.
Tập thể Khoa Công nghệ Thực phẩm - Trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh vinh dự được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và vinh danh là 1 trong 10 tập thể đạt thành tích xuất sắc nhất trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2024.
PGS.TS. Lê Nguyễn Đoan Duy - Trưởng Khoa Công nghệ Thực phẩmđại diện đơn vị nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạocho tập thể có thành tích xuất sắc trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên năm 2024
Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ và sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học được tổ chức nhằm tìm kiếm và phát triển nghiên cứu khoa học trong giảng viên và sinh viên đồng thời thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học tại các trường đại học. Chính điều này đã giúp hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên tạo sự lan tỏa lớn trong các trường đại học trong cả nước về số lượng và chất lượng. Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học của sinh viên đoạt giải được các tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước tài trợ kinh phí và tạo điều kiện thành lập doanh nghiệp khởi nghiệp Start-up; nhiều đề tài đã có kết quả nghiên cứu được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín trong nước và nước ngoài.
Đoàn giảng viên, sinh viên của HUIT tại Lễ tổng kết và trao giải
Xin chúc mừng các bạn sinh viên và giảng viên hướng dẫn đã đạt giải cao trong Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên và sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2024. Với thành tích trên, thầy và trò trường Đại học Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh đã khép lại một năm với nhiều thành tích nổi bật trong hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp. Hẹn gặp lại Quý thầy, cô và các bạn sinh viên trong Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho sinh viên trong các cơ sở giáo dục đại học năm 2025.
Ban biên tập website HUIT
TT TS & TT