Cuộc thi “Design Thinking – Open Innovation 2023” do Làng Tư duy thiết kế – Design Thinking Village – Techfest VN, phối hợp với các đơn vị đồng tổ chức: Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành, CTCP Diamond Innovation Forest, CTCP Vintanedu, dưới sự chỉ đạo của Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ - NATEC và Trung tâm Hỗ trợ Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia -NSSC.
Trường ĐH Công thương TP.HCM có 5 dự án lọt TOP 15 Cuộc thi thuộc Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, kinh tế xanh và công nghệ sinh học gồm các dự án: Sàn giao dịch tín chỉ Carbon TP HCM, MEGA DRAGON – Thanh năng lượng và bánh quy dinh dưỡng từ vỏ và hạt thanh long, KOFFERLIVE – dòng sản phẩm cà phê trái cây lên men, Khăn vải đa năng ứng dụng kỹ thuật Tie Dye và dự án Green Glow Son dưỡng từ bột tảo.
Cuộc thi nhằm thúc đẩy tinh thần đổi mới sáng tạo, ứng dụng Tư duy Thiết kế (Design Thinking) trong xây dựng phát triển sản phẩm, dịch vụ và các hoạt động kinh doanh. Cuộc thi đã kết nối nhiều nguồn lực từ các chuyên gia, nhà huấn luyện, nhà đầu tư, nhà khoa học, doanh nghiệp, Viện trường cùng chia sẻ và đóng góp giá trị vào các hoạt động của cuộc thi. Cuộc thi đã tạo ra môi trường để những doanh nghiệp, nhà khoa học, startup và sinh viên giao lưu, phát triển những ý tưởng, giải pháp công nghệ mới, tạo điều kiện thúc đẩy các dự án khởi nghiệp có thêm nhiều cơ hội thương mại hoá để giải quyết các nhu cầu của xã hội.
Nhóm dự án "KOFFERLIVE – dòng sản phẩm cà phê trái cây lên men".
Nhóm dự án "Sàn giao dịch tín chỉ Carbon TP.HCM"
Nhóm dự án "Khăn vải đa năng ứng dụng kỹ thuật Tie Dye".
Sản phẩm của nhóm dự án "MEGA DRAGON – Thanh năng lượng và bánh quy dinh dưỡng từ vỏ và hạt thanh long".
Sau hơn 05 tháng phát động và triển khai, Cuộc thi “Design Thinking Open Innovation 2023” đã nhận được gần 100 dự án của Startup và Sinh viên đến từ 15 tỉnh thành trên cả nước. Các dự án tham dự thuộc đa dạng các lĩnh vực: Công nghệ thông tin, Công nghệ Sinh học, Công nghệ Tài Chính, Chăm sóc sức khoẻ, Giáo dục Đào tạo, Kinh tế Xanh… thuộc 02 Chủ đề: Công nghệ và Tạo tác động.
Sau vòng sơ loại, Bảng Startup có 13 dự án, Bảng Sinh viên có 36 dự án lọt vào vòng bán kết. 48 dự án vào bán kết được tham gia các chương trình huấn luyện và các hoạt động hỗ trợ từ các Mentor. Các chuyên gia đã chia sẻ những kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn về Design Thinking, Business Model Canvas, kỹ năng Pitching…giúp các đội thi hiểu rõ hơn về quy trình thiết kế sáng tạo và cách áp dụng vào dự án của mình. Đây là cơ hội để các thí sinh hoàn thiện ý tưởng, ứng dụng kiến thức, trải nghiệm vào thực tiễn công việc.
Sau chương trình huấn luyện, các nhóm dự thi đã hoàn chỉnh dự án của mình và bước vào giai đoạn đánh giá kết quả (phần đánh giá kết quả gồm điểm số từ ban giám khảo và điểm số do khán giả bình chọn). Tại vòng bán kết BTC sẽ chọn ra các dự án xuất sắc TOP 7 bảng Startup và TOP 15 bảng sinh viên vào vòng chung kết cuộc thi. Các Dự án vào chung kết sẽ tiếp tục được huấn luyện, kết nối với các Mentor là những chuyên gia, doanh nhân có chuyên môn và kinh nghiệm trong hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Cơ cấu giải thưởng cuộc thi với tổng số tiền gần 02 tỉ đồng gồm tiền mặt và phần thưởng là các gói hỗ trợ khác, cụ thể: 04 Giải Khuyến khích; 02 giải Quý quân, 02 giải Á quân, 02 giải Quán quân.
Ban biên tập Web HUIT
Theo TT ĐMST&KN
TT TS&TT
Xem thêm :