Chiều ngày 23/05/2022 khoa Chính trị- Luật, trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, đã tổ chức hội thảo khoa học năm 2022 với chủ đề: “Nâng cao chất lượng đào tạo ngành Luật Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM trong thời kỳ Cách mạng 4.0”.
Hội thảo khoa học năm 2022 với chủ đề: “Nâng cao chất lượng đào tạo ngành Luật Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM trong thời kỳ Cách mạng 4.0”
Báo cáo trong buổi hội thảo với chủ đề “Cách mạng 4.0 cơ hội và thách thức đối với sinh viên ngành Luật Kinh tế” đến từ TS.Nguyễn Minh Tiến đã nói lên thực trạng công tác giảng dạy và đề ra phương pháp để tiếp cận với công nghệ 4.0. Bài báo cáo có sức lôi cuốn với những người theo dõi buổi hội thảo.
Tiếp theo là tham luận của ThS. Nguyễn Thị Hoàng Oanh đến từ Đại học Mở trình bày báo cáo tham luận với chủ đề “ Cải tiến phương pháp giảng dạy. trực tuyến phù hợp với thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0”. Với sự phát triển một cách mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, diễn ra từ đầu thế kỷ 21 hệ thống liên kết thế giới thực và ảo, mạng lưới vạn vật kết nối, xuất hiện các cụm từ AI -Artificial Intelligence (trí tuệ nhân tạo), VR –Virtual Reality (thực tế ảo), Automation (tự động hoá), Machine learning (máy học), Biometrics (sinh trắc học), công nghệ Blockchain, Cloud technology (công nghệ điện toán đám mây), Mobility (công nghệ di động), Robotics (công nghệ robot)... Những sự thay đổi này đã tác động rất lớn đến công tác giáo dục và phương pháp giảng dạy ở các trường đào tạo luật hiện nay. Làm thế nào để tận dụng những công cụ này một cách hiệu quả? Phương pháp giảng dạy nào là phù hợp với thời đại? Công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng gì đến việc đào tạo ngành Luật không? Đó là những câu hỏi đặt ra đối với những ai đang công tác trong ngành giáo dục. Bài viết này, tác giả nêu lên sự cần thiết của sự thay đổi phương pháp giảng dạy, phân tích những phương pháp giảng dạy trực tuyến và đề xuất những hoạt động để phương pháp hiệu quả.
Tiếp theo, chủ đề “Tác động của cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới sinh viên ngành Luật kinh tế trường Đại học Công nghiệp Thực TP.Hồ Chí Minh” được trình bày bởi ThS. Phan Thị Thành.
Khách mời góp ý bài tham luận
Bài tham luận cuối cùng TS. Nguyễn Nam Hà: “Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM đào tạo ngành Luật kinh tế phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước”. Bài viết phân tích, đánh giá chương trình đào tạo ngành luật kinh tế tại trường đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM (HUFI) với định hướng chất lượng đào tạo tiếp cận cách mạng công nghiệp 4.0, bảo đảm chuẩn đầu ra về kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ, chịu trách nhiệm của sinh viên tốt nghiệp thích ứng được cơ hội việc làm, yêu cầu về trình độ, năng lực, kỹ năng cần thiết cho môi trường công việc của cơ quan, tổ chức hành nghề luật, doanh nghiệp thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế của đất nước.
Hội thảo đã nhấn mạnh tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 đối với ngành luật kinh tế và nhiều giải pháp được đề ra để giải quyết những vướng mắc trong công tác giảng dạy, nghiên cứu và hỗ trợ sinh viên. Hội thảo diễn ra với sự tham dự của các phòng, ban, quý thầy cô đến từ khoa Chính trị- Luật và các bạn sinh viên khoa. Kết thúc buổi hội thảo nhiều ý kiến góp ý, quan điểm được đề ra nhằm đổi mới chương trình đào tạo và bổ sung phương pháp dạy - học.
Xem thêm :